tháng 10 2017

Loãng xương nguyên phát xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh tự nhiên từ 5 đến 10 năm, hoặc phụ nữ mãn kinh sớm do đã phẫu thuật cắt buồng trứng hay do các bệnh lý khác. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh thường có triệu chứng đau nhức xương do tổn thương nặng ở phần xương xốp.

Loãng xương nguyên phát (chiếm khoảng 80%) gồm loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và loãng xương do tuổi già.

Loãng xương nguyên phát ở người cao tuổi còn được gọi là loãng xương lão hóa, xuất hiện ở cả nam và nữ sau tuổi 70 với tỷ lệ nữ với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm khi quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn quá trình tạo xương. Bệnh lý này khá nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương thân đốt sống, xương đùi nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. 

Tình trạng mất xương thường diễn ra âm thầm, vì vậy loãng xương được mệnh danh là “kẻ cắp giấu mặt” xương của cơ thể chúng ta. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không phát hiện được bệnh do không có triệu chứng đặc trưng. Xem thêm về bệnh loãng xương tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A3ng_x%C6%B0%C6%A1ng

Chỉ khi trọng lượng xương mất đi khoảng 30-40% bệnh mới có các triệu chứng như đau dọc các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, xẹp lún đốt sống, giảm chiều cao, gãy xương…
Tìm hiểu loãng xương nguyên phát là gì ?
Tìm hiểu loãng xương nguyên phát là gì ?
Gãy xương là biến chứng nặng nề có thể xảy ra đối với người bị loãng xương nguyên phát. Người bị loãng xương có thể gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi. Gãy xương thường xảy ra tại các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay… Bởi là các vị trí quan trọng, nguy hiểm nên người bệnh khó phục hồi. Nguyên nhân bị tê tay chân http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-bi-te-tay-chan.html

Vì vậy người bệnh cần điều trị sớm và kịp thời, nên khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Đồng thời có chế độ vận động, chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm tình trạng mất xương của cơ thể.

Chế độ ăn uống cần cung cấp đủ năng lượng, canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết. Thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hải sản, các loại đậu, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa…

►Xem thêm: Viêm khớp Still

Viêm khớp Still là một trong ba thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, hay gặp ở bé gái, tuổi hay gặp 2 và 7 tuổi.

Viêm khớp Still là một trong ba thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em.

Cơ chế gây viêm khớp mạn tính ở thiếu niên vẫn còn chưa được biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận sự hiện diện của một số kháng thể miễn dịch tuỳ theo thể bệnh: HLA B27 trong 90% các trường hợp viêm khớp cột sống ở trẻ em, kháng thể kháng nhân (ANA) trong thể tổn thương ít khớp hay yếu tố thấp (RF) trong thể tổn thương nhiều khớp.

Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày. Bệnh biểu hiện ở ngoài khớp, ở ngoài da và nội tạng. Người bệnh thường sốt cao kéo dài, sốt chu kỳ, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường.

Viêm khớp Still ở trẻ em là bệnh gì ?
Viêm khớp Still ở trẻ em là bệnh gì ?


Biểu hiện ngoài da: ban đỏ dạng sởi, nhanh bay sau vài giờ. Hạt dưới da: nổi ở quanh các khớp, cứng, không đau. Bệnh có các dấu hiệu toàn thân khác với thể đa khớp mà ít ảnh hưởng đến toàn thân.. Các tổn thương ở khớp như sưng đau các khớp nhỏ, khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu,…

Người bệnh thường sốt cao kéo dài, sốt chu kỳ, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường.

Các tổn thương khác cũng có thể gặp như trẻ bị nổi hạch, gan lách to, viêm đa màng như tràn dịch màng phổi, viêm màng tim hay viêm cầu thận. Xét nghiệm máu cho thấy tăng cao bạch cầu (chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính), giảm tiểu cầu, thiếu máu.

Khi có những biểu hiện trên thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để lâu bệnh nặng sẽ gây nguy hiểm. 

Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc (vật lý trị liệu, duy trì sinh hoạt thường ngày), dùng thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chống viêm giảm đau, thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể) và điều trị ngoại khoa.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ( Bell’s Palsy ) xảy ra do dây thần kinh số7 bị chèn ép và gây sưng viêm. Tổn thương ở dây thần kinh số 7 bao gồm trung ương và ngoại biên. Trong đó, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên còn được gọi là bệnh liệt mặt ngoại biên là phổ biến nhất. 

Khi dây thần kinh số 7 ngoại biên bị tổn thương sẽ không thể điều khiển các cơ mặt và làm cho các cơ này bị cứng, tê giảm hoặc mất khả năng vận động như nói chuyện, cười đùa, khiến khuôn mặt bị méo lệch một bên.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường xảy ra ở những người từ 15-60 tuổi với nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm virus, cảm cúm, cảm lạnh, viêm tai giữa, chấn thương vùng mặt, tiểu đường… Ngoài ảnh hưởng đến sự vận động các cơ ở mặt thì bệnh còn kèm theo các rối loạn cảm giác và phản xạ, tuyến lệ, tuyến nước bọt…

Đối với bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau đây:

Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra đột ngột, có thể nhận biết rõ nhất bởi nét mặt bệnh nhân mất cân đối, nửa mặt bị liệt như mặt nạ, mờ hoặc mất các nếp nhăn rãnh mũi má, nhân trung và miệng bị kéo về bên mặt lành.

Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được, nhãn cầu bị đẩy lên khiến mắt bệnh nhân lộ rõ lòng trắng. Một số trường hợp người bệnh thấy tê một bên mặt, 2/3 đầu lưỡi trước bị mất vị giác, khô mắt hoặc chảy nước mắt giàn giụa…

Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7
Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7


Bệnh nhân có thể bị đau sau hay trước tai, nghe lớn một bên tai.

Tăng lượng nước bọt trong miệng, khói nói chuyện hoặc ăn uống.

Có khoảng 80% bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 tháng. Tuy nhiên, trong những trường hợp xấu, người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt hay co cứng một bên mặt.
Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7

Điều trị nội khoa

Trong 1 tuần đầu, người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm Corticoid Prednisolon, tiêm vitamin nhóm B (B1, B6, B12), thuốc Anpha chymotrypsin, Cavinton…

Đồng thời, người bệnh cũng cần kết hợp phương pháp xoa bóp cơ mặt từ cằm lên trán 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút để tăng cường tuần hoàn máu, ngăn co cứng cơ mặt.

Việc vệ sinh vùng mặt bằng dung dịch nước muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 0,4% và đeo kính râm lót gạc sạch cũng được chú ý để giúp bảo vệ mắt tránh nhiễm trùng.

Khi các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh có thể tự luyện tập phục hồi chức năng cơ mặt tại nhà.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng châm cứu là phương pháp điều trị phổ biến và mang đến kết quả cao. Phương pháp châm cứu bao gồm, ôn châm, tủy châm, điện châm, điện xung, chạy đèn hồng ngoại… đã chữa khỏi cho 90% bệnh nhân trong thời gian ngắn.

►Xem thêm: Run tay chân

Run tay chân là những cử động vô thức, tự phát thường xuất hiện ở tay, chân, đầu hoặc bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều người từ 45 tuổi trở lên với cường độ và biên độ run khác nhau, rung cả khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động. 

Tuy run tay chân không ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe nhưng thường khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, nói chuyện hoặc vệ sinh cá nhân. Tuổi càng cao thì mức độ run càng mạnh và có thể khiến người bệnh bị mất thăng bằng cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh run tay chân ở người cao tuổi

Ngoài những căn bệnh xương khớp thường gặp như thoái hóa khớp, viêm khớp…người cao tuổi còn rất dễ mắc bệnh run tay chân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng run tay chân. Tuy chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính xác nhưng tập trung nhất vẫn là 3 nguyên nhân sau đây:

Tìm hiểu bệnh run tay chân ở người cao tuổi
Tìm hiểu bệnh run tay chân ở người cao tuổi


Bệnh run tay chân lành tính:

Hiện tượng run tay chân lành tính thường diễn ra khi người bệnh vận động, nếu nghỉ ngơi thì sẽ biến mất. Những người thường gặp phải trường hợp này thường từ 80 tuổi trở lên, hơn 50% khả năng là do trong gia đình từng có người mắc bệnh. Những cơn run tay chân lành tính có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì kèm theo các triệu chứng đầu gật gù, môi lưỡi run và khó thực hiện những vận động đơn giản như cầm nắm.

Suy giảm chức năng não bộ:

Khi chức năng não bộ bị suy giảm sẽ gây ra tình trạng rối loạn điều hòa vận động và xuất hiện những triệu chứng run tay run chân. Đặc biệt, nếu người bệnh càng chú ý vào những cơn run thì càng run mạnh. Người bị mắc bệnh xơ vữa động mạch não, cận u, teo não thứ phát, dùng thuốc chống động kinh phenytoin quá liều hoặc nghiện bia rượu thường có nguy cơ bị suy giảm chức năng não bộ rất lớn. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Bệnh Parkinson gây run tay chân:

Parkinson là căn bệnh về thiếu hụt chất trung gian có tên là dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Căn bệnh thường kèm theo một triệu chứng như người cứng ngắc, khó cử động, tay xoay vòng không giữ vững được, dáng đi giật cục. 

Bệnh Parkinson có thể gây run tay chân ngay rất mạnh và nhanh cả lúc người bệnh nghỉ ngơi và vận động. Ngoài ra, khi mắc bệnh này, nhiều người thường gặp ảo giác và mau quên.

►Xem thêm: Thiếu canxi máu

Thiếu canxi máu hay còn gọi là hạ canxi máu, là tình trạng máu có nồng độ canxi thấp dẫn đến thiếu hụt do thiếu canxi và vitamin D. Thông thường, nồng độ canxi huyết thanh toàn phần < 8,8 mg/dl (2,20 mmol/l) thì được coi là thiếu canxi máu. Thiếu canxi máu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:

– Tăng tạo xương trong khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến hấp thu kém.

– Suy hoặc giả suy tuyến cận giáp trạng.

– Mắc các bệnh lý về thận, viêm tụy.

– Thiếu hụt vitamin D, thiếu hụt magie.

– Giảm albumin máu, tăng photpho máu

– Sử dụng các thuốc canxi huyết như thuốc chống động kinh, thuốc cản quang, truyền máu nhiều, rifampicin…
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu canxi máu

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu canxi máu như thế nào? Khi nồng độ canxi toàn phần bình trong máu ở mức thấp, dưới 8,8 mg /dl (2,20-2,60 mmol/l) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu can xi máu với biểu biện say đây:

Nhận biết bệnh thiếu canxi máu
Nhận biết bệnh thiếu canxi máu


– Co cứng cơ do chuột rút ở vùng lưng và chân. Nếu tình trạng thiếu canxi máu diễn tiến âm ỉ và kéo dài có thể khiến người xuất hiện một số biểu hiện về thần kinh như trầm cảm, lú lẫn, phù gai thị, đục thủy tinh thể…

– Xuất hiện cơn tetani cả khi canxi toàn thần bình thường lẫn hạ canxi máu nặng với biểu hiện dị cảm ở đầu môi, lưỡi, chi, bàn cổ chân, co cứng co mặt, cơ tay và chân, đau cơ lan tỏa.

– Dấu hiệu Chvostek đặc trưng là những cơn co cơ mặt tự phát thể hiện khi bị gõ nhẹ vào dây thần kinh mặt ngay trước ống tai.

– Dấu hiệu Trouseau là những cơn co rút cơ ở bàn tay, cổ tay khi lượng máu cung cấp cho bộ phận này bị suy giảm. Không chỉ xuất hiện khi hạ canxi máu mà còn xuất hiện trong các trường hợp hạ magie máu, hạ kali máu, kiềm hóa máu.

– Loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong tim.
Biểu hiện thiếu canxi máu ở người lớn:

Ngoài các dấu hiệu trên đây, bệnh nhân còn có các biểu hiện tăng phản xạ gân xương, rối loạn nhịp tim, đau thắt bụng, trầm cảm, cáu gắt, chậm chạp, co giật, co thắt cơ…

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị thiếu canxi máu rất cao, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhận biết sớm các biểu hiện thiếu canxi ở phụ nữ mang thai sẽ giúp các mẹ có biện pháp xử lý kịp thời.

Biểu hiện thiếu canxi máu ở trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi máu thường khó bú, biếng ăn, xuất hiện dấu hiệu Chvostek và Trousseau, co rút cơ, co giật và run… Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải nhanh chóng cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ. Đọc thêm bài viết Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh như thế nào ? để biết cách bổ sung canxi cho trẻ hợp lý nhé.

Hạ canxi máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ như suy dinh dưỡng, loãng xương, nhuyễn xương, chậm phát triển, suy giảm chức năng não bộ và khả năng vận động… Do đó, cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời dưới sự theo dõi của bác sĩ. Người bệnh cũng nên bổ sung canxi qua thức ăn bằng các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như tôm, cua, thịt, cá, trứng, sữa, pho mát… và thường xuyên rèn luyện cơ thể ngoài trời để hấp thu vitamin D hiệu quả.

Xẹp đĩa đệm cột sống là tình trạng địa đệm cột sống bị mất nước nên mất đi độ mềm mại, dẫn đến bị xẹp gây ra những cơn đau dữ dội. Đây là một trong số các bệnh về xương khớp rất phổ biến mà nhiều người đang mắc phải hiện nay. Xẹp đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng ảnh hưởng nghiêm trong tới khả năng vận động, sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra xẹp đĩa đệm cột sống

Bệnh xẹp đĩa đệm cột sống là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, những yếu tố dưới đây được xác định có ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến bệnh cũng như khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn mà bạn cần lưu ý:

– Do bệnh loãng xương: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh xẹp đĩa đệm cột sống, xẹp đốt sống. Nguyên nhân là khi bị loãng xương nghĩa là cấu trúc xương thiếu vững chắc và dễ bị tác động hoặc chấn thương dẫn đến bị lệch vị trí.

– Do ít vận động: những người là việc trong môi trường ít vận động, ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh xẹp đĩa đệm cột sống hơn những người khác, thường xảy ra nhiều đối với dân văn phòng, lái xe,…

Xẹp đĩa đệm cột sống là gì?
Xẹp đĩa đệm cột sống là gì?


– Do thường xuyên làm việc nặng nhọc, mang vác nặng khiến cho cột sống bị lệch, cong vẹo lâu dần dẫn đến bị xẹp đĩa đệm cột sống.

– Do các chấn thương, tai nạn

– Do cấu trúc đĩa đệm và cột sống bị yếu.
Các triệu chứng xẹp đĩa đệm cột sống

Cũng như các bệnh về xương khớp, bệnh xẹp đĩa đệm cột sống cũng đặc trưng bởi biểu hiện cơn đau và khó khăn khi vận động. Cụ thể như sau:

– Bị đau mạnh ở vùng thắt lưng, đau lưng đột ngột

– Các cơn đau xuất hiện nhiều mỗi khi người bệnh đứng, ngồi, di chuyển, nhất là khi cúi xuống hoặc mang vác vật nặng càng đau hơn. Cơn đau chỉ giảm khi người bệnh nằm ngửa nghỉ ngơi.

– Người bệnh bị hạn chế về vận động, các cử động như cúi, ngồi, đứng lâu đều bị chi phối bởi các cơn đau rất khó chịu. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bị cứng khớp xương, thiếu linh hoạt và có thể dẫn đến không còn hoạt động được bình thường.

Khi bị xẹp đĩa đệm cột sống, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với lối sống khoa học, lao động hợp lý. Cần tuyệt đối tránh các tác động khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Khi gặp các biểu hiện bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị và làm theo lời khuyên.

►Xem thêm: Đau lưng kinh niên

Đau lưng là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Đau lưng bao gồm nhiều thể loại từ những cơn đau âm ỉ đến đau liên tục hay đột ngột từng cơn,.. đôi khi còn gây khó khăn trong việc di chuyển. Các cơn đau lâu ngày không được điều trị sẽ dần chuyển thành đau lưng kinh niên, không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau kinh niên có thể kể đến như:

Càng có tuổi, nguy cơ mắc chừng đau lưng và các bệnh về xương khớp càng cao. Chứng đau lưng kinh niên thường xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 30-50, lao động quá sức trong độ tuổi này khiến họ dường như cạn kiệt hoàn toàn năng lượng, cộng thêm thiếu hụt về mặt dinh dưỡng sẽ làm xương khớp dễ bị tổn thương hơn.

Vận động là một trong những nhân tố chính giúp duy trì hoạt động sống của con người, nếu không có vận động thì sự tồn tại của con người cũng trở nên vô giá trị. Việc lười vận động và không chịu khó tham gia các hoạt động thể dục thể thao khiến thể chất dần trở nên suy yếu, cơ xương kém phát triển nhất là trong độ tuổi dậy thì, lâu dần sẽ hình thành những cơn đau lưng.

Nguyên nhân bị đau lưng kinh niên
Nguyên nhân bị đau lưng kinh niên 


Đừng tưởng đau lưng không mang yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân mang tiền sử bệnh viêm thấp khớp, viêm cột sống dính khớp thì nguy cơ lớn bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Đây là hai trong số nhiều căn bệnh mang yếu tố di truyền về xương khớp làm ảnh hưởng đến cột sống lưng gây ra các cơn đau kéo dài. Tê chân tay http://coxuongkhoppcc.com/te-tay-chan.html

Những rối loạn trong hệ tiêu hóacảy ra ở chức năng gan và dạ dày, cùng một số cơ quan nội tạng khác khiến các dây chằng bị co thắt, hạn chế nhu động của một số bộ phần và có thể làm dịch chuyển vị trí của chúng gây ảnh hưởng đến cơ hoành. Khi cơ hoành không thể thả xuống hết và không được nghỉ ngơi trong thời gian dài, sự quá tải này sẽ hình thành nên các cơn đau cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.

Canxi góp một phần quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh và dẻo dai của xương khớp. Nhu cầu canxi trung bình của một người trong độ tuổi từ 19-50 phải đảm bảo đủ 1.000mg canxi/ ngày. Nếu không hấp thụ đủ lượng canxi trên trong thực phẩm, cơ thể buộc phải lấy chúng từ các mô xương, nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì chẳng mấy chốc xương khớp của bạn sẽ mỏng đi, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn, giảm sức nâng cơ thể.

Để phòng tránh những cơn đau lưng kinh niên mọi người nên cải thiện điều kiện thể chất hiện tại, năng vận động và cố gắng kiểm soát cân nặng ở mức ổn định để giảm áp lực lên xương khớp. Nếu đã bị đau lưng kinh niên, người bệnh đặc biệt là người lớn tuổi và phụ nữ nên hạn chế các yếu tố làm gia tăng cơn đau như béo phì, thuốc lá, đồng thời cũng nên tránh lao động vất vả và lo nghĩ nhiều nhằm giảm bớt cường độ đau.

Bắp cải là một vị thuốc chữa bệnh được sử dụng rất nhiều trong đông y và cả y học hiện đại. Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, làm mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Dùng bắp cải có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh như chữa đau khớp, nhức mỏi khớp, bệnh tiểu đường, ho nhiều đờm, viêm loét dạ dày tá tràng,

Theo y học hiện đại nghiên cứu xác định trong thành phần của bắp cải chứa hàm lượng vitamin C, vitamin K dồi dào, các hóa chất thực vật (phytochemicals) và đặc biệt rất giàu glutamine là một chất kháng viêm thiên nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả.


Chất glutamine – chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau có nhiều trong lá xanh đậm bên ngoài của rau bắp cải nên dùng để làm giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Do đó để làm giảm đau khớp bạn cần chọn những lá sậm màu bên ngoài cùng của cây bắp cải để dùng. Cách dùng bắp cải như sau:

Cách làm giảm đau khớp bằng bắp cải
Cách làm giảm đau khớp bằng bắp cải


– Trước tiên, bạn lấy lá bắp cải rửa sạch, dùng dao cắt bỏ phần cọng cứng ở cuống lá và phần gân giữa lá. Xem thêm về bệnh đau khớp tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90au_kh%E1%BB%9Bp

– Trải lá bắp cải lên mặt phẳng, dùng chai rượu lăn qua lăn lại trên mặt lá cho tới khi lá bị dập và tiết dịch. Tiếp đến bạn mang lá này cho vào lò vi sóng hoặc hấp lên cho đủ ấm.

– Dùng bắp cải vừa hấp ấm quấn xung quanh vùng khớp bị đau và dùng dây buộc lại và để cố định trong khoảng 1 giờ. Khi lá nguội thì thay bằng lá khác cho tới khi hết đau khớp. Người bệnh nên thực hiện quấn lá vào buối tối trước khi đi ngủ, để lá qua đêm.

Cách giảm đau khớp bằng lá bắp cải rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe so với khi dùng các loại thuốc giảm đau. Chính vì thế, các bạn có thể tận dụng để thực hiện thường xuyên hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Cỏ xước có có tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae), còn được gọi là ngưu tất nam, hà ngù, cỏ nhả lìn ngu…Đây là một loài thực vật có có thân mảnh, cao tầm 1m, mọc hoang ở khắp nơi. Người ta thường hái rễ củ của Cỏ xước đem về phơi khô dùng để chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, Cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình, có tác dụng lưu thuông máu huyết, tiêu viêm, bổ gan bổ thận, tăng cường gân cốt, thường được sử dụng để chữa các bệnh như viêm phế quản, viêm thận, sỏi tiết niệu, chữa cao huyết áp, tụ máu bầm và đặc biệt là chữa nhiều bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Theo các nghiên cứu khoa học, rễ Cỏ xước 2 thành phần quan trọng là achyranthine alkaloids và saponin có khả năng làm hạ huyết áp, giãn mạch máu, tăng cường hô hấp và chống viêm giảm đau.

1- Chữa phong thấp, viêm khớp, khớp sưng đau

♦ Bài thuốc 1: Dùng 40g cỏ xước, 20g thổ phục linh, 30g hy thiêm, 20g cỏ mực, 12g ké đầu ngựa, 12g ngải cứu cho vào ấm sắc thuốc mỗi ngày.

Chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước
Chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ xước


♦ Bài thuốc 2: Cho 16g rễ cỏ xước, 16g hy thiêm thảo, 16g nhọ nồi, 20g phục linh, 12g thương nhĩ tử, 12g ngải cứu đem sao vàng rồi cho vào ấm sắc với nước 3 lần. Sau đó, hòa 3 lần nước thuốc này lại với nhau và đem sắc lần cuối cho đặc lại rồi chia ngày uống 3 lần. Người bệnh nên uống từ 7 ngày đến 10 ngày liên tục để cho tác dụng hiệu quả.

2- Chữa thoát vị đĩa đệm

♦ Thuốc uống: Dùng 30g cỏ xước, 30g cây chìa vôi, 30g dền gai, 30g cỏ ngươi, 30g tầm gửi, 30g lá lốt đã phơi khô đem sắc uống thay nước trong ngày.

♦ Thuốc đắp: Dùng lá cây chìa vôi trộn với muối rồi giã nhỏ và cho vào túi vải mỏng đắp lên vùng thoát vị.

3- Chữa viêm đa khớp dạng thấp.

Đem 20g rễ cỏ xước tẩm rượu và sao qua. Sau đó, cho 16g dây đau xương, 16g tang ký sinh, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g thục địa, 12g độc hoạt, 12g tục đoạn, 12g tần giao, 8g xuyên khung, 8g quế chi, 6g tế tân và 6g cam thảo vào chung với cỏ xước và sắc thành thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tiếp 10 ngày để có hiệu quả.